Hotline: 0982811833
Hotline: 0982811833
Cập nhật bảng giá Cổng nhôm đúc mới nhất hiện nay. Giới thiệu hàng trăm mẫu cổng mới thiết kế đẹp cho biệt thự.
Công nghệ CNC mẫu gỗ cho cổng nhôm đúc tuyệt đẹp
Xưởng thi công cổng nhôm đúc cho biệt thự giá rẻ tại Cần Thơ
Cầu thang nhôm đúc - địa chỉ thi công uy tín số 1 Cần Thơ
Địa chỉ nhận thi công cầu thang nhôm đúc đẹp cao cấp tại Cần Thơ
Phim Mục Liên Thanh Đề, cảnh quay ở động Phong Nha, Xuân Chính hóa trang cho 7 diễn viên đóng vai quỷ: đắp mặt nạ mềm, diễn viên có thể cười nói, ăn uống. Trong khi chờ quay cảnh đêm, bảy diễn viên nằm ngủ ở khu nhà nghỉ, mỗi người một góc.
Đến đêm, một người khách đi ngang qua chợt nhìn thấy và... vừa hét vừa chạy. Bảy diễn viên nghe tiếng kêu ngồi dậy, mọi người trong khu nhà nghỉ nghe tiếng chạy ra, và... bắt đầu một cuộc ẩu đả với “quỷ”.
Xuân Hương biến thành thằng Bờm trong phim cùng tên.
Lần khác quay phim cảnh ông già râu tóc bạc phơ đang vào quán xin tiền những tên bợm nhậu và bị chúng hè nhau đánh cho một trận. Đang quay ngon lành, bỗng một người đạp xích lô ngang qua chạy vào cản ngăn, lớn tiếng: "Tại sao mọi người lại đánh một ông già?". Thì ra do diễn viên được hóa trang cảnh máu chảy giống quá nên người xích lô lầm tưởng nhiều người hè nhau đánh một ông già đến chảy máu. Đôi khi máu được làm từ bột màu và xirô, để lâu sẽ lên men, diễn viên ngậm vào dễ bị đau bụng. Có hôm do phải quay ngoại cảnh lâu, xung quanh chỗ diễn viên nằm đổ đầy "máu" khiến những đàn kiến hăm hở kéo đến...
Có thể nói đa số chuyên viên hóa trang có tiếng hiện nay của VN chưa qua một trường lớp đào tạo nào. Ngoài bậc anh cả Nhữ Đình Nguyên (đã mất) cũng tự nghiên cứu, tự học thì chỉ có Xuân Chính đã được học tập ở khoa Hóa trang thuộc Học viện Sân khấu Ba Lan từ năm 1984. Còn phần lớn do nghề dạy nghề.
Hầu hết họ đều xuất thân từ học nghề trang điểm, theo đoàn làm phim riết và thành chuyên viên hóa trang như Thanh Bình, Xuân Hồng, Kim Phượng, Hằng Nga, Phương Trâm, Thế Vinh...
Trong sinh hoạt của một đoàn phim, thông thường khi mọi người còn đang yên giấc thì người hóa trang phải thức dậy từ 4 giờ sáng, làm sao để đúng 8 giờ bắt đầu bấm máy phải “giao hàng” đầy đủ 5-7 gương mặt diễn viên đã được hóa trang chỉn chu.
Để thể hiện tốt, chuyên viên hóa trang phải đọc kỹ kịch bản, nắm vững nội dung, thời gian diễn ra câu chuyện cũng như chi tiết liên quan đến nhân vật.
Để hóa trang nhân vật Nam Phương hoàng hậu trong phim Ngọn nến hoàng cung, chuyên viên hóa trang Xuân Hồng (Hãng TFS) phải đọc và nghiên cứu những xấp tài liệu về vua chúa thời xưa, cất công đi tìm hỏi các cụ bà xưa để hiểu cách quấn khăn trên đầu cho đúng kiểu Huế. Còn Kim Phượng khi hóa trang cho một nhân vật là cô gái điên, phải vào bệnh viện tâm thần quan sát người bệnh.
Diễn viên Kim Em thành người mắc bệnh phong trong phim Bến sông trăng.
Với nhiều chuyên viên, hóa trang như là cái nghiệp, không thể dứt bỏ. Theo chị Thanh Bình, có những phim phụ cấp dành cho hóa trang không bằng số tiền chị bỏ ra làm hiệu quả đặc biệt, nhưng “yêu nghề lắm” nên đi làm trang điểm cô dâu để thêm tiền bù đắp cho nghề.
Nghệ sĩ Xuân Chính tâm sự : “Không thể trách hóa trang VN trì trệ. Trong khi các nước trong khu vực như Singapore, Malaysia, Trung Quốc, Thái Lan đều đã có những xưởng hóa trang lớn và các trường đào tạo chuyên viên hóa trang cũng như chế tạo các vật liệu hóa trang thì ở VN hầu như chưa có gì!".